Cậu bé 12 tuổi phát minh máy in chữ nổi từ bộ đồ chơi Lego

Cậu bé 12 tuổi phát minh máy in chữ nổi từ bộ đồ chơi Lego

Admin
Thứ Tư, 29/05/2019
Nội dung bài viết

Cậu bé 12 tuổi phát minh máy in chữ nổi từ bộ đồ chơi Lego

Shubham Banerjee, một học sinh lớp 7 tại California, Mỹ đã khiến cả thế giới ngỡ ngàng khi sáng tạo ra một chiếc máy in chữ nổi braille dành cho người mù với giá chỉ bằng 1/5 giá của một chiếc máy in chữ với mực in phun màu Epson nổi thông thường.

Trong dự án dành cho hội chợ khoa học địa phương, Banerjee đã đi tìm câu trả lời cho vấn đề máy in chữ nổi: cậu bé 12 tuổi này cho rằng mức giá 2.000 USD trở lên của những chiếc máy in braille là quá đắt.

Đánh giá về máy in ảnh Canon Pixma Pro-1 
Chuẩn bị File xuất phim và ghi bản kẽm trong in ấn 
Công nghệ tem chống giả trong in ấn 
Một số khái niệm về in ấn có thể bạn chưa biết 
Sửa máy in tại nhà quận Hà Đông
may in chu noi

Giải pháp của Banerjee có chi phí thấp hơn rất nhiều: cậu bé tìm mua một bộ Lego Mindstorms EV3 có giá chỉ 350 USD (khoảng 7,5 triệu đồng) và một vài đô la tiền Linh kiện máy in màu epson tại cửa hàng Home Depot. Sau một thời gian, Banerjee đã chế tạo thành công máy in chữ nổi với mực in phun màu Epson dành cho người mù này có tên gọi "Braigo".

Mỗi khi người dùng lựa chọn một chữ cái, chiếc máy này sẽ cuộn qua bảng chữ cái và dùng đinh bấm để in chữ nổi lên giấy. Banerjee đã quyết định sử dụng đinh bấm sau khi thử nghiệm với đầu máy khoan và cả bút chì cơ.

Phiên bản thử nghiệm của Braigo hoạt động khá chậm, song cũng đã chứng minh được rằng ý tưởng của Banerjee là hoàn toàn khả thi. Hiện nay, cậu bé 12 tuổi này đang tiếp tục nghiên cứu để tạo ra một sản phẩm có thể in lên toàn bộ trang giấy.
Không chỉ có vậy, Banerjee cũng đang cố gắng biến Braigo thành một dự án mã nguồn mở, nhờ đó tất cả mọi người đều có thể tự tạo ra chiếc máy in Braigo của riêng mình và nâng cấp cho chiếc máy in chữ nổi chi phí thấp này. Cậu bé 12 tuổi hi vọng phát minh của mình có thể giúp đỡ cho các quốc gia đang phát triển, những nơi mà người dân khó có thể mua một chiếc máy in braille giá hàng nghìn đô la.

Hiện tại, Banerjee cũng đã thành lập một trang fanpage riêng cho Braigo để cung cấp các thông tin chi tiết về dự án "nhỏ" nhưng rất hữu ích này. Hãy cùng chờ đợi những kỳ tích của cậu bé trong tương lai!

Viết bình luận của bạn

BÌNH LUẬN, HỎI ĐÁP

Nội dung bài viết
Thu gọn