Lịch sử hình thành thương hiệu Vật tư nghành in CANON

Lịch sử hình thành thương hiệu Vật tư nghành in CANON

Admin
Thứ Tư, 29/05/2019
Nội dung bài viết

Vật tư nghành in Canon khởi đầu từ một công ty có số nhân viên ít ỏi và một niềm đam mê cháy bỏng. Công ty đó đã nhanh chóng trở thành nhà sản xuất máy ảnh nổi tiếng trên toàn thế giới và giờ là một tập đoàn đa phương tiện trên phạm vi toàn cầu. Với tài sản hơn 60 năm là chuyên gia công nghệ, niềm đam mê của chúng tôi vẫn không hề thay đổi. Canon sẽ tiếp tục sử dụng những công nghệ của mình để mang lại lợi ích cho mọi người, bởi mục tiêu mà hãng theo đuổi là trở thành một công ty được người dân trên toàn thế giới yêu mến.

 

Khởi đầu khiêm tốn từ một gian phòng nhỏ

Năm1933, một phòng thí nghiệm nhỏ chuyên chế tạo những chiếc máy ảnh chất lượng cao được dựng lên từ một phòng căn hộ giản đơn tại khu Roppongi của Tokyo.
Vào thời điểm đó, tất cả máy ảnh chất lượng cao đều có xuất xứ từ châu Âu và chủ yếu là từ Đức. Chính tại căn phòng nhỏ này, những người trẻ tuổi mang một giấc mơ lớn đã rất nghiêm túc bắt đầu công việc của họ để chế tạo ra một chiếc máy ảnh chất lượng cao tại Nhật Bản, sự kiện này đánh dầu bước khởi đầu của Canon. Với sự chăm chỉ và tinh thần ham lập nghiệp, họ đã chế tạo thành công nguyên mẫu đầu tiên và đặt cho nó tên gọi Kwanon theo tên vị nữ bồ tát từ bi trong đạo Phật. Sau đó vào năm 1935, chiếc máy ảnh cửa sập ở mặt phẳng tiêu điểm 35 mm đầu tiên của Nhật Bản, chiếc Hanza Canon, ra đời, tạo nên nguồn gốc cho thương hiệu Canon.
 

Nỗ lực để làm ra Vật tư nghành in  chiếc máy ảnh tốt nhất thế giới

Năm 1950, vị chủ tịch đầu tiên của Canon, ông Takeshi Mitarai, lần đầu tới Mỹ để tham dự một hội chợ thương mại quốc tế. Được trực tiếp thăm quan những nhà máy hiện đại và trải nghiệm chất lượng cuộc sống cao, khi trở về, ông đã xây dựng một nhà máy chịu lửa bằng bê tông cốt thép tại khu Shimomaruko của Tokyo, một việc làm ông cho là thiết yếu để Canon có được thành công khi làm việc với thế giới. Mitarai đã nuôi dưỡng lòng tôn trọng của ông với loài người bằng việc nhấn mạnh tầm quan trọng của Sanji, hay tinh thần "ba tự", nguyên tắc dẫn đường cho các nhân viên của Canon. Năm 1955, Canon lập một cột mốc trên thị trường thế giới bằng việc mở cửa văn phòng tại Mỹ ở thành phố New York. Năm 1957, Canon ra mắt nhà phân phối duy nhất ở châu Âu, Canon Europa, tại Geneva, Thụy Sỹ. Tới năm 1967, xuất khẩu đã chiếm 50% tổng doanh số bán hàng của công ty.
 

Thách thức đa dạng hóa

Kể từ khi thành lập, Canon đã nỗ lực hết mình trong công việc để vào năm 1941 công ty thể hiện sự tự đa dạng hóa với việc giới thiệu chiếc máy chụp X quang gián tiếp đầu tiên của Nhật Bản cùng nhiều sản phẩm khác. Trong thập niên 60, công ty tiến thêm những bước dài trong việc đa dạng hóa bằng việc bổ sung các công nghệ điện, vật lý và hóa học vào các công nghệ quang và công nghệ chính xác của mình. Năm 1964, Canon gia nhập thị trường thiết bị văn phòng với sự ra mắt của loại máy tính điện tử 10 phím đầu tiên trên thế giới. Năm 1967, công ty đưa ra khẩu hiệu quản lý "máy ảnh ở tay phải, máy công tác ở tay trái " và vào năm 1969 công ty đã thay đổi tên gọi của mình từ Công ty Máy Ảnh Canon (Canon Camera Co., Inc.) sang Liên Hiệp Canon (Canon Inc.) Canon đã nhận lấy thách thức phải phát triển được loại máy photocopy dùng giấy thường đầu tiên của Nhật Bản, và loại máy đó đã được giới thiệu vào năm 1970. Kế hoạch của hãng trong việc tiếp tục đa dạng hóa được thực hiện bằng việc bước từ một lĩnh vực đầy thách thức này sang một lĩnh vực khác cũng không kém phần thách thức.
Vật tư nghành in

Đẩy lùi thảm họa với Kế Hoạch Premium Company Plan

Tới năm 1970, doanh số của Vật tư nghành in  Canon đã tăng tới 44,8 tỉ yên với một đội ngũ nhân viên hơn 5.000 người. Tuy nhiên, một loạt cú sốc đồng đô la và dầu lửa, tiếp theo đó là những rắc rối từ một bộ phận hiển thị máy tính điện tử bị lỗi trong năm 1974, đã đưa Canon vào một thời điểm khó khăn nghiêm trọng. Và trong nửa đầu của năm 1975, lần đầu tiên kể từ khi trở thành một công ty đại chúng, Canon không thể chi trả cổ tức. Năm 1976, Canon tiết lộ kế hoạch Premier Company Plan của mình, một chiến lược đầy tham vọng để chuyển đổi Canon thành một "công ty toàn cầu xuất sắc" qua các biện pháp như giới thiệu cơ cấu một tập đoàn kinh doanh theo chiều dọc và thiết lập hệ thống phát triển, sản xuất và bán hàng theo chiều ngang. Kế hoạch này đề ra những lí tưởng và huy động được sức mạnh của nhân viên, tạo điều kiện cho công ty phục hồi nhanh chóng.
 

Mở đầu thứ hai của Canon

Canon tiếp tục tăng trưởng nhờ kế hoạch Premier Company Plan. Với buổi bình minh của kỷ nguyên máy tính cá nhân, Canon đã giới thiệu một loạt các sản phẩm trước đó chưa từng có mặt. Các sản phẩm bao gồm một máy photocopy cá nhân dựa trên hệ thống cartridge tất cả trong một, một máy in laser với laser bán dẫn, và một máy in phun Bubble Jet. Đồng thời, Canon bắt đầu cuộc hành trình toàn cầu hóa của mình thông qua chu trình sản xuất có tính toàn cầu. Năm 1988 là năm kỷ niệm lần thứ 51 ngày thành lập công ty, Canon thông báo khởi đầu lần thứ hai của hãng và tuyên bố triết lý kinh doanh kyosei, một từ không phổ biến vào thời điểm bấy giờ. Canon cũng bắt đầu xúc tiến các hoạt động tiến bộ và thân thiện với môi trường, như tái chế cartridge và toàn cầu hóa các trang về phát triển của mình.
 

Kế Hoạch Excellent Global Corporation Plan

Canon đã phát triển những công nghệ chưa từng có và thận trọng nuôi dưỡng những công nghệ này để tạo ra những cơ hội kinh doanh và các sản phẩm không hề có đối thủ. Nhưng vào giữa những năm 1990, hệ thống phân chia công việc đã được thực thi kể từ những năm 1970 đã bắt đầu thể hiện những dấu hiệu rệu rã. Canon gánh những khoản nợ trị giá hơn 840 tỉ yên, điều này cho thấy công ty cần cải thiện cơ cấu tài chính của mình nếu vẫn mong muốn thực hiện những dự án nghiên cứu & phát triển dài hạn cũng như đưa ra những hình thức kinh doanh mới. Fujio Mitarai trở thành chủ tịch thứ sáu của Canon vào năm 1995, và năm 1996 kế hoạch Công Ty Toàn Cầu Xuất Sắc (Excellent Global Corporation Plan) được khởi động. Chuyển đổi tư duy doanh nghiệp từ tối ưu hóa từng phần sang tối ưu hóa toàn bộ và chuyển đổi về trọng tâm từ doanh số sang lợi nhuận, kế hoạch mới đánh dấu sự khởi đầu cho những phát minh đã mang lại hình ảnh mới cho Canon như chúng ta biết ngày nay.
 

Canon ở châu Á (ngoài Nhật Bản)

Các hoạt động tiếp thị và dịch vụ tại châu Á nằm dưới sự quản lý của hai trụ sở cấp khu vực ở châu Á: Bắc Á thuộc phạm vi công ty TNHH Canon Trung Quốc Pte đặt tại Bắc Kinh và công ty TNHH Canon Singapore Pte giám sát khu vực Nam & Đông Nam Á

Châu Á là ngôi nhà của ba trong số 9 trung tâm phát triển và nghiên cứu của Canon. Philipin tập trung vào việc phát triển ba trong số 9 trung tâm phát triển và nghiên cứu của Canon. Philipin chuyên môn hóa vào việc phát triển phần mềm và thiết bị ứng dụng điện tử trong khi đó Ấn Độ lại tập trung vào kỹ thuật xử lý hình ảnh và các phần mềm khác. Phòng thí nghiệm nghiên cứu ở Trung Quốc lại tập trung vào việc phát triển ngôn ngữ tiếng Trung, các công nghệ xử lý hình ảnh và các ứng dụng liên quan tới internet.

Có 7 nhà máy sản xuất ở Trung Quốc, Malaysia, Thái Lan và Việt nam sản xuất một loạt các sản phẩm của Canon như ống kính, máy photocopy, máy in phun bubble, máy ảnh số và máy ảnh phim.
 

Công ty TNHH Canon Singapore

Được thành lập năm 1979, Công ty TNH Canon Singapore là trụ sở chính của Canon ở khu vực Nam và Đông Nam Á. Sau khi sát nhập với các đơn vị bán hàng địa phương và công ty marketing (Công ty TNHH Canon Marketing (Singapore)) vào ngày 1 tháng một năm 2004, giờ đây công ty Canon Singapore chịu trách nhiệm giám sát các hoạt động trong nước và của khu vực ở Singapore. Hiện công ty chịu trách nhiệm dẫn dắt cho 18 công ty con ở các quốc gia khác, trong đó có Ấn Độ, Malaysia, Thái Lan và Việt Nam.

Nhánh marketing trong nước của Công ty Canon Singapore tiếp tục tung ra thị trường một loạt các thiết bị chụp ảnh kỹ thuật số và các giải pháp văn phòng toàn diện thông qua một đội ngũ nhân viên bán hàng trực tiếp và một mạng lưới bao gồm hơn 100 đại lý trên khắp quốc đảo. Công ty Canon Singapore cũng có thế mạnh về dịch vụ lớn nhất ở thành phố và có bốn trung tâm dịch vụ khách hàng nhằm cung cấp dịch vụ khách hàng toàn diện cho những khách hàng sử dụng sản phẩm Vật tư nghành in  của Canon.

Cam kết của Canon về dịch vụ có chất lượng đã đưa công ty trở thành công ty marketing đầu tiên tự động hóa văn phòng được trao tặng chứng nhận ISO 9002 (được nâng cấp lên thành ISO 9001:2000). Công ty cũng giành được giải thưởng Đẳng cấp Chất lượng Dịch vụ do Hội đồng năng suất và tiêu chuẩn Singapore trao tặng năm 1999. Chương trình "đào tạo tại chỗ" nổi bật của công ty cũng đem lại danh hiệu trung tâm OJT được công nhận bởi Viện Giáo dục kỹ thuật (ITE).
Viết bình luận của bạn

BÌNH LUẬN, HỎI ĐÁP

Nội dung bài viết
Thu gọn