Mẹo hay khi chụp ảnh với ống kính rộng

Mẹo hay khi chụp ảnh với ống kính rộng

Admin
Thứ Tư, 29/05/2019
Nội dung bài viết

Mẹo hay khi chụp ảnh với ống kính rộng

Vật tư nghành in

Ống góc rộng rất phổ biến khi chụp phong cảnh, kiến trúc và sự kiện. Tuy nhiên, không phải lúc nào cũng dễ dàng có được những bức hình đẹp với Vật tư nghành in ống kính góc rộng. Có một số yếu tố cần cân nhắc khi sử dụng một ống kính góc rộng. Hãy nhớ những quy tắc này và bạn sẽ chụp được những bức hình góc rộng tuyệt đẹp!
 

 

Những đường chéo năng động 
Khi hướng ống kính góc rộng lên hoặc xuống, ống kính sẽ tạo những đường hội tụ. Điều này có nghĩa là những đường thực ra song song (như đường mép các tòa nhà) lại hội tụ với nhau. Kỹ thuật đơn giản này cho phép bạn tạo ra những hình ảnh năng động một cách dễ dàng.

Những đường cong tuyệt vời!
Ống kính góc rộng rất hiệu quả khi cần làm nổi bật các đường cong, vì vậy hãy sử dụng ống kính này để phát huy lợi thế! Hình ảnh bên trái cho thấy cách bạn có thể phóng đại những đường cong của tòa nhà bằng cách hướng ống kính lên cao để đường cong trông cong hơn thực tế, khiến hình ảnh năng động hơn.

Gia tăng độ sâu trường ảnh
Ống kính góc rộng giúp gia tăng độ sâu trường ảnh – một tính năng mà bạn có thể tận dụng. Bằng việc khép khẩu độ, bạn có thể tăng chất lượng quang học và tăng độ sâu trường ảnh để đảm bảo hình ảnh sắc nét từ tiền cảnh tới hậu cảnh.

Méo góc
Vì ống kính góc rộng phải nén một góc rộng hơn vào phim, sẽ có hiện tượng không thể tránh được là các đối tượng tại biên ảnh bị méo hình. Có thể quan sát hiện tượng méo hình này dễ dàng nhất tại các góc, và điều này đặc biệt rõ khi chụp một nhóm đối tượng bằng ống kính góc rộng — mặt những người gần biên ảnh sẽ bị méo! Bạn có thể khắc phục hiệu ứng này bằng cách không bố trí đối tượng chụp trong góc.

Vấn đề về độ phơi sáng 
Do 'thấy' quá nhiều phần của cảnh, ống kính góc rộng có thể đưa vào quá nhiều phần trời. Điều này dẫn tới việc thiết bị đo sáng của máy ảnh cho rằng cảnh quá sáng, và kết quả là ảnh bị thiếu sáng. Bạn có thể hướng máy ảnh vào đối tượng chính của mình để đọc đo sáng, và cố định mức phơi sáng đó để chụp ảnh (biện pháp được đề xuất), hoặc bù sáng bằng tay cho phần trời.

Dẫn bố cục vào hậu cảnh/đối tượng
Khi cảnh của bạn trải rộng ra cả tiền cảnh và hậu cảnh, bạn cần một đường dẫn hướng trong hình để 'hướng' mắt người nhìn từ tiền cảnh đến hậu cảnh, tránh cho mắt người xem bị lạc hướng. Kỹ thuật này có tên gọi là 'dẫn hướng' (leading), và có thể thực hiện bằng cách sử dụng những đường dễ thấy (như con đường mòn trên cánh đồng).

Tiền cảnh và hậu cảnh
Đôi khi có một cảnh chứa cả tiền cảnh và hậu cảnh, cả hai cảnh này đều thú vị và liên hệ chặt chẽ với nhau. Để thể hiện cả tiền cảnh và hậu cảnh, sử dụng một ống kính góc rộng là lý tưởng. Chọn một điểm nhìn nơi bạn có thể kết hợp cả tiền cảnh và hậu cảnh vào trong cùng một cảnh, và khép khẩu độ để tạo độ sâu trường ảnh hợp lý.

 

Liên hệ với chúng tôi

Địa chỉ: Số 7 ngõ 167 Giải Phóng, P.Đồng Tâm, Q.Hai Bà Trưng TP.Hà Nội
Điện thoại: 0915602366
Website: vattunghanhin.com.vn
Email: mayinhoangviet@gmail.com

Viết bình luận của bạn

BÌNH LUẬN, HỎI ĐÁP

Nội dung bài viết
Thu gọn