Những điều cần lưu ý khi mua vật tư nghành in lụa in

Những điều cần lưu ý khi mua vật tư nghành in lụa in

Admin
Thứ Tư, 29/05/2019
Nội dung bài viết

Những điều cần lưu ý khi mua vật tư nghành in lụa in

2tips_to_choose_mesh

1. Màu lụa
Thông dụng có 2 màu trắng và vàng. Màu trắng phổ biến hơn màu vàng vì vậy giá thường rẻ hơn. Màu vàng chụp đẹp hơn vì không bị khúc xạ ánh sáng khi chụp nên hình chụp nét nhưng giá cao hơn màu trắng. Nếu công ty bạn làm các ngành cần sắc nét như in đĩa CD, in tram, in bao bì nét mãnh với các loại lụa từ 100 trở lên bạn mới phải cần dùng lụa vàng. Còn lại bạn nên mua lụa màu trắng là hợp lý.

Không phải loại đèn nào cũng chụp bản được lụa màu vàng. Nếu chụp bằng đèn neon là khó khăn lắm, chụp bằng đèn UV cũng cần phải tính thêm thời gian. Thời gian chụp bản của lụa vàng thường cao hơn gấp rưỡi hoặc gấp đôi so với thời gian chụp bản lụa trắng.

2. Chỉ số lụa
Chỉ số lụa là rất quan trọng trong ngành in. Bạn có thể thấy chỉ số này in chạy dọc theo vật tư nghành in mép lụa. Nếu bạn làm với các công ty quen tính theo hệ cm thì số sợi lụa/cm thì bạn dùng luôn bảng dưới đây, nếu quen tính theo hệ inch thì lấy chỉ số này nhân với 25.4 là ra. Gợi ý về số sợi/cm tùy theo ngành sẽ là:
In kim tuyến trên vải: 10 đến 32 sợi/cm
In mực nước và plastisol trên vải: chọn lụa sợi từ 32 đến 61 sợi/cm. Phổ biến 49 sợi/cm.
In tram nhuyễn trên vải: chọn lụa từ 61 đến 90 sợi/cm.Phổ biến 61, 77, 80, 90 sợi/cm.
In giầy da: nên chọn lụa 55 đến 77 sợi/cm
In gạch men: chọn lụa 61 và 77 sợi/cm (lưu ý đến đường kính sợi nữa)
In giấy, nhựa, tem nhãn…: chọn lụa từ 120 sợi/cm trở lên đến 200 sợi/cm. Phổ biến 120, 140, 165 sợi/cm

3. Đường kính sợi
Đường kính sợi cũng là 1 chỉ số quan trọng các công ty chuyên nghiệp thường đòi hỏi về đường kính này. Chỉ có 3% số người mua lụa quan tâm đên cái này. Thường thì đường kính lớn thì làm hình in thô bề mặt hơn nhưng lụa là loại tốt và bền.

Xin trích dẫn các đường kính sợi của của 1 dòng lụa Thụy sĩ như sau:
Số sợi/cm Đường kính (micron)
7 500
10 270
25 120
32 100
49 80
55 70
61 60
77 48
80 55
90 48
100 40
120 35
140 35
165 30
200 30

Lụa của Trung Quốc ít khi thấy được chỉ số này.

4. Đô căng của vật tư nghành in lụa
Thường các lụa của Thụy sĩ, Đức, Nhật có độ căng tốt thì khoảng 15 đến 25 N
Chỉ số này chỉ có thể kiểm chứng khi có máy đo độ căng, máy này ở Việt Nam tính trên đầu ngón tay. Bạn có thể kiểm tra độ căng bằng cách kéo giãn bề xéo cụa lụa và chịu khó quan sát.
Nếu bạn muốn căng tốt thì căng nới 2 đến 3 lần thì đạt được độ căng tối đa.

5. Độ đều của lụa
Bằng mắt thường bạn chỉ có thể kiểm tra loại lụa kém chất lượng thôi. Bằng kính lúp bạn có thể kiểm tra được độ đều của lụa. Khi các mắt lưới đan vào nhau mà bạn soi lên kính lúp như các ô cửa số đều nhau là đẹp.

6. Chiều dài của cuộn lụa
thường thì 1 cuộn lụa dài 50 mét. Tuy nhiên nhiều hãng dệt lớn thường chiều theo sợi lụa dệt ra. Bạn nên hỏi cuộn lụa dài bao nhiêu mét trước khi mua, không nên gây căng thẳng khi người bán hàng không thể đáp ứng khi bạn đòi cố định chiều dài.

7. Độ bền của lụa
Cái này là quan trọng nhất nhưng không kiểm tra được ngay. Chỉ có thể kiểm tra bằng sử dụng. Anh nào tốt thì sau mua tiếp không thì thôi. Tuy nhiên bạn có thể cảm giác bằng tay khi đưa lên trà theo bề mặt và kéo. Cách này phải có kinh nghiệm mới biết được.

Tiền nào vải ấy, thường thì lụa đắt tiền dùng bền hơn và tiết kiệm hơn do bền nên có thể dùng đi dùng lại. Việc sử dụng vật tư nghành in lụa rẻ tiền có ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng hình in mà chỉ giới chuyên gia trong ngành mới biết.

Viết bình luận của bạn

BÌNH LUẬN, HỎI ĐÁP

Nội dung bài viết
Thu gọn