SỬ DỤNG CIP4/PPF TRÊN LINH KIỆN MÁY IN MÀU EPSON OFFSET (PHẦN 2)
Admin
Thứ Tư,
29/05/2019
Nội dung bài viết
SỬ DỤNG CIP4/PPF TRÊN LINH KIỆN MÁY IN MÀU EPSON OFFSET (PHẦN 2)
Qua phần 1, chúng ta đã thấy để đạt được mục tiêu nhanh nhất đạt màu sắc chính xác khi chỉnh mực trước trên Linh kiện máy in màu epson offset với file CIP4/PPF từ chế bản sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Điều quan trọng nhất là phải tìm hiểu được các hãng sản xuất thiết bị hiện thực chuẩn CIP4 như thế nào và có khả năng tuỳ biến theo điều kiện in hay không. Tham gia vào quá trình này có rất nhiều thiết bị, phần mềm trong một chu trình sản xuất được tích hợp chặt chẽ. Để làm rõ vấn đề chúng ta cùng tìm hiểu giải pháp của Heidelberg Druckmachinen AG với Prinect Color Solution. Bao gồm những phần mềm và thiết bị sau:
Mayinhanoi.com chuyên cung cấp dịch vụ đổ mực in máy HP, đổ mực in máy Canon, đổ mực in máy Brother, đổ mực in máy Xerox, đổ mực in máy Epson và các dịch vụ sửa chữa máy văn phòng.
- Prinect Signa Station – Bình trang điện tử
- Prinect Meta Dimension với tuỳ chọn CIP4/PPF – Postscript /PDF RIP có khả năng tạo ra file CIP4/PPF
- Prinect PrepressInterface hay Pressroom Manager – chuẩn bị các dữ liệu phục vụ việc thiết lập thông số - trước trên Linh kiện máy in màu epson (presetting).
- Prinect CP2000 – Trung tâm điều khiển máy in Heidelberg
- Instant Gate – Tuỳ chọn của CP2000 tạo ra giao diện với Prinect Prepressinterface hay Pressroom Manager
- Color Assistance (CP2000 option)
Chế bản:
Nhập thông tin quản lý trong Prinect Signa Station
Tất cả bắt đầu từ phần mềm bình trang điện tử. Với Prinect Signa Station thì khi khởi tạo một công việc mới ta phải điền đầy đủ các thông tin quản lý bao gồm thông tin về công việc theo lệnh sản xuất như: Số mã lệnh sản xuất, tên công việc, tên khách hàng, mã khách hàng. Chi tiết công việc như ngày hoàn thành, số lượng in.
Nhập thông tin về giấy trong Prinect Signa Station
Trong quá trình khởi tạo công việc mới ta phải chọn loại giấy với các thông số cụ thể về khổ giấy, định lượng, độ dày. Tất cả các thông tin này sẽ được kèm theo trong file CIP4/PPF khi xuất ra tại RIP. Các thông tin quản lý giúp dễ dàng trong việc theo dõi tiến triển công việc, và có ý nghĩa như một lệnh sản xuất điện tử. Các thông tin về giấy là không thể thiếu trong file CIP4/PPF vì nó phục vụ việc thiết lập khổ in, áp lực in tự động trên các Linh kiện máy in màu epson Heidelberg có trang bị preset.và CP2000. Tất cả các thông tin này phải đi qua RIP, Prepressinterface tới CP2000, như vậy tất cả các phần mềm này phải có chung một cơ sở dữ liệu về giấy. Heidelberg cho phép người dùng tạo ra một cơ sở dữ liệu trung tâm trong đó tất cả các loại giấy thông dụng trong cơ sở in hiện tại có thể được khai báo. Nếu có một cơ sở dữ liệu dùng chung thì quá trình thiết lập các thông số trước có thể được thực hiện hoàn toàn tự động, nếu không người dùng phải chọn chủng loại giấy tại mỗi công đoạn.
Khi in từ Prinect Signa Station tới Meta Dimension RIP với chức năng tạo ra file CIP4/PPF ta có các thông số như sau:
Thông số CIP4 trên RIP Meta Dimension
Tên loại giấy: Ví dụ trong hình là Zanders-Mega-glatt-135. Thông số này từ Prinect Signa Station
Chủng loại giấy:HD ISO 60 Paper type 1+2 positive, thông số này được liên kết tự động với tên loại giấy Zanders-mega-glatt-135 trong cơ sở dữ liệu giấy hoặc ta có thể tuỳ chọn
Tên loại mực: Aniva, loại mực có thể được tự động nạp cùng với nhóm điều chỉnh bù trừ tăng tầng thứ trong ví dụ trên là Calibration Group Drupa04 hay tự chọn
Các thông tin Chủng loại giấy, loại mực sử dụng sẽ được ghi trong file CIP4/PPF tới PrepressInterface và sau đó là CP2000
Chọn đồ thị theo giấy mực trên CP2000
Máy In
Chỉ với một đồ thị tiêu chuẩn thì không thể phù hợp được với tất cả các loại giấy mực
Trung tâm điều khiển máy in đóng vai trò quyết định đến độ chính xác của việc điều chỉnh mở khoá mực. Các thông tin về giấy, loại mực in trong file CIP4/PPF là điều kiện cần. Đồ thị tương quan giữa phần trăm độ phủ bề mặt và độ mở khóa mực tương ứng thích hợp với loại giấy và mực thực tế là điều kiện đủ để ta có thể chỉ chạy máy một lần khi có cân bằng mực nước là đạt được sự chính xác về màu sắc. Thông thường trong bất cứ Linh kiện máy in màu epson hiện đại nào chúng ta cũng có đồ thị này. Đây là một đồ thị chung nhất và tất nhiên nó không thể chính xác với các điều kiện in rất phong phú trong thực tế với các loại vật tư khác nhau và yêu cầu chất lượng khác nhau.
Khoảng chỉnh độ mở khóa mực với các loại
mực khác nhau, tuỳ theo loại mực và màu mực
Khi sử dụng CIP4/PPF file từ chế bản, người thợ in vẫn phải điều chỉnh khóa mực để đạt được kết quả như mong muốn thông thường là từ 2 đến 3 lần dừng máy. Mục tiêu của chúng ta là giảm số lần dừng máy canh bài xuống 1-2 lần. Nếu đặt trong bối cảnh sản xuất công nghiệp trong một thời gian dài chúng ta sẽ thấy giảm trung bình 1 lần dừng máy canh bài cho mỗi hợp đồng in sẽ đem lại sự tiết kiệm lớn về vật tư thời, gian chuẩn bị cũng như có thể in được nhiều hợp đồng hơn trong cùng một quỹ thời gian.
Vậy câu hỏi là Linh kiện máy in màu epson có cho phép có nhiều đồ thị khác nhau cho các loại giấy mực khác nhau hay không ? Trung tâm điều khiển CP2000 của các máy in Heidelberg cho phép lưu với số lượng không hạn chế các đồ thì này cho từng loại giấy, từng loại mực và từng màu in. Khi các đồ thị này được lựa chọn một cách tự động khi nạp file CIP4/PPF từ chế bản người thợ in vẫn có khả năng chọn lại đồ thị khác phù hợp với điều kiện in đã thay đổi từ cơ sở dữ liệu của mình.
Đồ thị đặc tuyến mực in Ink Presetting của CP2000
Câu hỏi thứ hai đặt ra là làm sao có được các đồ thị này phù hợp với điều kiện in thực tế của cơ sở, với cụ thể loại giấy, loại mực ta đang dùng ?.
Giải quyết vấn đề này cần rất nhiều công sức thông thường cách làm như sau:
- Nạp file CIP4/PPF – In một testform với loại giấy và mực cần khảo sát.
- Tiến hành đo trên testform – tính toán các giá trị điều chỉnh – điều chỉnh thủ công đồ thị inkpresetting.
- Rửa bộ phận cấp mực – nạp file CIP4/PPF dùng đồ thị mới để tính độ mở khóa mực – In lại với các giá trị mới
- Lặp lại quá trình trên đến khi chỉ một lần chúng ta có các giá trị màu sắc mong muốn
Với các công đoạn như trên thông thường người ta cần 10.000 giấy và 1 ngày công để điều chỉnh một đồ thị cho một loại giấy và 1 loại mực.
Color Assistance của CP2000 là một giải pháp tuyệt vời cho vấn đề trên.
- Nạp file CIP4/PPF – In sản phẩm với một loại giấy, mực cụ thể – Điều chỉnh đến khi đạt màu sắc với các giá trị mong muốn
- Dùng Color Assistance tạo ra đồ thị mới hay điều chỉnh đồ thị hiện có cho loại giấy và mực đó.
Đồ thị này được dùng cho các công việc in kế tiếp với cùng loại giấy,mực. Color Assistance cho phép điều chỉnh chính đồ thị đó khi có các thay đổi nhỏ. Bằng cách điều chỉnh liên tục trong thực tế in chúng ta sẽ có đồ thị tương thích với điều kiện in, khách hàng thực tế.
Với Color Asistance của CP2000 ta có thể tạo mới
hiệu chỉnh hay reset các đồ thị về tiêu chuẩn chỉ với một nút bấm
Với Color Assistance việc tạo ra các đồ thị trở nên dễ dàng chỉ qua một lần nhấn phím và không tốn vật tư cũng như ai cũng có thể làm được mà không cần các kiến thức chuyên sâu. Nó là mặt xích cuối cùng còn thiếu trong việc kết nối hoàn hảo chế bản và in sao cho nhanh nhất chúng ta có được sự chính xác về màu sắc.
Kết luận
Để có được sự chính xác về màu sắc khi ứng dụng CIP4/PPF chúng ta phải thoả mãn các điều kiện sau:
- Quá trình in phải được tiêu chuẩn hoá (điều kiện tiên quyết)
- Một hệ thống chế bản có khả năng tạo ra file CIP4/PPF đúng chuẩn CIP4 với các thông tin kèm theo về giấy, mực in (điều kiện cần)
- Trung tâm điều khiển Linh kiện máy in màu epson phải có các đồ thị Inkpresetting phù hợp với từng loại giấy mực thực tế. (điều kiện cần)
- Phải có một công cụ dễ dàng tạo ra các đồ thị đó hay tiến hành khảo sát điều chỉnh đồ thị phù hợp (điều kiện đủ)