Tìm hiểu in kỹ thuật số

Tìm hiểu in kỹ thuật số

Admin
Thứ Tư, 29/05/2019
Nội dung bài viết

Tìm hiểu in kỹ thuật số

Thông thường, để in một sản phẩm theo phương pháp in offset truyền thống, sau khi đã có dữ liệu khách hàng phải chờ ít nhất 2-3 ngày để làm vật tư nghành in ảnh phim và phơi bản rồi đem đi in. Tất nhiên số lượng in càng ít thì giá thành cho một sản phẩm càng cao.

In kỹ thuận số (KTS) ra đời nhằm giải quyết tình trạng trên. Điều này có nghĩa là khách hàng chỉ cần đem đĩa đến cơ sở in, tại đây dữ liệu sẽ được nạp vào trong một máy in KTS và sẽ được in ra ngay. In KTS đặc biệt có ý nghĩa trong các trường hợp khách hàng yêu cầu in ngay và số lượng ít. Cho đến nay người ta vẫn tìm tòi để cải tiến liên tục các phương pháp in KTS.

Nếu định nghĩa phương pháp in KTS là DTP (Disk to Press) không qua các giai đọan làm film & phơi bản truyền thống thì ta có thể chia in KTS ra làm 2 loại:
– In KTS không có bản in (non-impact print)
– In KTS có bản in (impact print)

1. IN KTS KHÔNG CÓ BẢN IN:

Trong phương pháp in này, dữ liệu của từng màu in sẽ được xử lý và truyền lên trống in dưới dạng tĩnh điện sau đó vật tư nghành in ảnh mực in sẽ bám lên trống và truyền sang giấy in. Sau mỗi lượt in, trống in lại được nạp tĩnh điện trở lại để tiếp tục in. Có 3 dạng máy in tiêu biểu cho phương pháp in KTS này là:

– Họ máy Indigo: E-print- Họ máy Xeikon: Chromapress của Agfa, Docucolor của IBM, Fast Print của Barco…- Và họ máy photocopy màu của Canon: CLC700, CLC800…
E-print
Vì E-print không dùng bản in nên ta không cần thời gian để tạo bản. Tờ in đầu tiên có thể có được vài giây sau tiến trình phân điểm ảnh.
Tốc độ in tối đa của E-print giảm khi số lượng màu in tăng lên. Thông thường khi in 4 màu là 2000tờ/giờ (A4) và 1000tờ/giờ (A3).

Nguyên lý họat động:
Hình ảnh được ghi lên trống bằng 4 hàng laser diot, mực in toner lỏng được phun ra bởi 6 tia cho từng màu tại chỗ không tiếp xúc giữa lô gạt mực (color cylinder) và lô mang ảnh (cylinder cover with photo conductor form). Vì lô mực và lô mang ảnh chuyển động ngược chiều nhau nên bộ phận cấp mực sẽ đặt ngay tại chỗ hổng giữa hai lô này. Phần mực thừa sẽ được gạt bỏ bởi lô gạt mực và truyền ngược về hộp mực.

Trên trống ảnh có bọc một lớp nhạy sáng có độ dày từ 0,5 đến 0,8mm. Ánh sáng khi chiếu vào chỗ nào trên mặt trống sẽ làm chỗ đó tích điện và bắt mực. Tùy theo lượng ánh sáng chiếu tới mà lượng tĩnh điện sẽ nạp nhiều hay ít –> mực sẽ được nạp nhiều hay ít. Sau khi nhận mực xong trống ảnh sẽ truyền mực sang lô cao su trung gian. Giấy sẽ đi vào giữa lô cao su trung gian và lô ép để nhận mực. Lô cao su được nung nóng ở nhiệt độ 140 độ C để phần mực dư ra tụ lại và thăng hoa. Tờ in sau khi đi qua lô ép và lô cao su sẽ được làm lạnh và khô ngay. Để in nhiều màu thì tờ in sẽ được nhíp giữ lại và in lần lượt cho đến khi đủ các màu thì đưa ra ngoài.
Cartridge mực dùng trong máy E-print chứa mực tĩnh điện được cô đặc dưới dạng mực bột và có thể thay đổi đễ dàng. Bộ hòa mực được đặt phía dưới catridge dùng để pha mực với một loại dầu đặc biệt, sau khi hòa trộn xong thì mực mới được đem sử dụng. Ngoài 4 màu cơ bản còn có thêm 2 catridge để in thêm 2 màu đặc biệt.

Chất lượng: Độ phân giải ghi là 800dpi nên E-print có độ phân giải tram chuẩn là 54lpi (~ 800 / 16). Tùy thuộc vào loại RIP sử dụng mà độ phân giải tram có thể được thay đổi. Việc chỉnh sửa màu chút ít cũng có thể được chỉnh sửa trên chiều ngang của tờ in bằng cách kiểm sóat việc cấp mực. Việc chỉnh sửa màu nhiều hơn phải được thực hiện tại quá trình chế bản hoặc RIP. Vì mật độ mực cao (đặc biệt là màu đen) nên màu sắc tươi sáng, điểm tram sắc nét và độ dày lớp mực thấp. Vấn đề lớn đối với máy E-print là độ kết dính của mực thấp nên mực rất dễ bị trầy xước trong quá trình gia công và thời gian sử dụng ấn phẩm không lâu.

2. Xeikon DCP và Agfa Chromapress:
Xeikon DCP và Agfa Chromapress là những máy in giống hệt nhau về thiết kế cũng như phương pháp in và đều dùng giấy cuộn. Cũng giống như máy in Indigo, chúng không dùng bản in. Agfa Chromapress được bán dưới dạng một hệ thống in hoàn chỉnh trong khi Xeikon bán một hệ thống tích hợp nhiều thành phần cho các nhà phân phối. Các hệ thống khác nhau chủ yếu ở RIP, bộ phận phục chế ảnh và phần mềm phục vụ cho công việc tổ chức in ấn. Agfa sử dụng một phần mềm RIP độc quyền tương thích đặc biệt cho máy in cũng như hệ thống quản lý màu Foto Flow. Xeikon đưa ra tùy chọn RIP Harlequin hay Fast RIP của Barco Graphic.

Nguyên lý hoạt động:

4 đơn vị in được lần lượt xếp chồng lên nhau thành một hàng, các màu in được sắp xếp xen kẽ sao cho khi giấy cuộn đi qua một lượt là in luôn được 2 mặt 4 màu. Hình ảnh được truyền trực tiếp từ khuôn sang vật liệu in. Bằng cách kiểm tra việc chiếu sáng bề mặt của khuôn ảnh, máy Xeikon có thể tạo ra độ dày lớp mực khác nhau và tạo ra 16 sắc độ tại mỗi pixel. Hình ảnh được tạo ra từ mực toner hoàn chỉnh được làm cho chảy và dính lên giấy bởi quá trình nung nhiệt bằng tia hồng ngoại và sau đó làm mát và ổn định bằng lô làm lạnh. Bộ phận điều hòa nhiệt độ được đặt bên trong máy in, giấy in sẽ được môi trường hóa tại nơi vào giấy và đơn vị in đầu tiên.

Chất lượng in:
Chất lượng in có thể xem tốt như vật tư nghành in ảnh bản photocopy màu. Tờ in ra không sáng và bóng như tờ in offset, lớp mực toner dày hơn bình thường từ 5 đến 10 lần. Tông màu chuyển từ 5-95% phục chế tốt. Những chữ nhỏ cỡ 3 phân in có thể được thấy rõ và sắc nét. Việc chỉnh sửa màu có thể điều chỉnh bằng cách điều chỉnh cung cấp mực trên toàn bộ bề ngang tờ in hoặc tiến hành RIP lại.

II. IN KỸ THUẬT SỐ CÓ BẢN IN:
Heidelberg cũng đưa ra một loại máy in QuickMaster DI (DI có nghĩa là Direct Imaging). Thực ra đây là máy in giống hệt máy in offset khô nhưng ta có thể nạp dữ liệu trực tiếp vào hệ thống máy tính nối với máy in để dữ liệu được RIP và ghi lên bản in gắn sẵn trên máy

Ghi ảnh trực tiếp

vật tư nghành in ảnh

Các tia laser chiếu sáng bản in được phát ra từ 16 đầu laser diot hồng ngoại tại mỗi đơn vị in và được cẫn bởi cáp quang để trộn thành một tia sáng đơn chính xác. trong suốt quá trình ghi bản, tia này được chiếu trực tiếp lên bản in. Bản in là loại bản offset khô có một lớp đế polyester, một lớp trung gian làm bằng titanium và một lớp silicone ở trên cùng. Các tia laser đi qua lớp silicone và chuyển năng lượng thành nhiệt năng đốt cháy lớp trung gian. Nơi nào trên bản in được tia laser chiếu vào sẽ hở lớp trung gian ra và nhận mực tại đó tạo thành phần tử in, nơi nào không bị chiếu sáng sẽ còn nguyên lớp silicon đẩy mực.
Bản in được ghi ở độ phân giải 1270dpi và 2540dpi cho hai độ phân giải tram là 150lpi và 175lpi. Tia laser có đường kính cố định là 35micromet. Tốc độ ghi ở 1270dpi là 6 phút và 2540dpi là 12 phút.
Do cấu trúc đặc biệt của các đầu ghi laser nên khi 4 bản in được đồng thời ghi xong thì cũng phải chồng màu chính xác ngay chứ không phải canh chỉnh lại.

Nguyên lý in:
Cấu trúc kiểu vệ tinh với ống ép trung tâm có đường kính gấp 4 lần ống bản và ống cao su. Tất cả 4 màu đều được in với 1 lần bắt nhíp, cho phép chồng màu với độ chính xác cao. Góc gấp nhỏ do trục ép lớn nên loại trừ hiện tượng giãn giấy. Lô cao su tạo ra lực tĩnh điện để hút và giữ giấy nên không cần một phần tử dẫn giấy đặc biệt nào cả, giảm thiểu hiện tượng giấy bị rớt trong quá trình in.

Chất lượng in:
Chất lượng in không thua gì offset truyền thống, thậm chí còn hơn do không bắt nước. Mặt khác, Quickmaster DI cho phép in với tốc độ cao (10.000to72/giờ) và sử dụng được các loại giấy thông thường chio in offset.
Tuy nhiên đây là phương pháp in có bản in nên không thể thay đổi hình ảnh in cho mỗi tờ in (vd khi in có số nhảy) và … vấn đề giá cả.

Viết bình luận của bạn

BÌNH LUẬN, HỎI ĐÁP

Nội dung bài viết
Thu gọn